[LMHT] Lí do Tướng chống chịu đi rừng được tin dùng

Không lâu nữa, LMHT sẽ tiến gần đến giai đoạn kết thùa mùa giải 2019, game thủ tiến tới giai đoạn chạy nước rút để leo lên thứ hạng mà mình mong muốn và đón chờ CKTG 2019 sẽ được diễn ra.


Và hiện nay, Riot Games liên tục tung ra những bản cập nhật để cân bằng game cũng như đảm bảo sự đa dạng lượng tướng xuất hiện trong một meta hiện tại. Mặc cho nỗ lực không ngừng, hằng năm, cứ đến giai đoạn cuối mùa giải, lớp tướng chống chịu đỡ đòn lại nổi dậy mạnh mẽ và được rất nhiều người tin dùng. Đặc biệt chính là các Tướng chống chịu ở vị trí đi rừng.

Kết quả hình ảnh cho tướng đi rừng chống chịu

Kha’zix, Lee Sin, Graves là những vị tướng đi rừng “ăn thịt” mang thiên hướng gánh đội cực tốt vừa được tăng sức mạnh ở phiên bản 9.15. Nhưng có vẻ như ở bản 9.16, nó chả thấm thía là bao, các tướng đi rừng chống chịu liên tục xuất hiện trong cả môi trường chuyên nghiệp lẫn xếp hạng đáng với tỉ lệ thắng vô cùng khả quan. Tiêu biểu là Nunu và Willump, Zac, Poppy, Olaf, Gragas và Sejuani. Đây chắc chắn là tin vui cho những người chơi xạ thủ, pháp sư nhưng sẽ là không quá thú vị với những người chơi đi rừng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến lớp tướng chống chịu đi rừng được tin dùng đến như vậy? 

Thứ nhất, Tướng đi rừng chống chịu đóng góp cho cả đội rõ rệt hơn

Độ đóng góp của một vị tướng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào người sử dụng vị tướng đó, tuy nhiên, công bằng hơn mà nói, ở meta hiện tại tướng chống chịu thực sự tạo nên những đóng góp to lớn hơn các vị tướng “ăn thịt” một cách rõ rết.

Kết quả hình ảnh cho tướng đi rừng chống chịu

Thứ hai, khả năng gây sát thương vô đối

Trong các trận đấu  chuyên nghiệp gần đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh cả 3 làn đường đều xuất hiện những vị tướng thiên về khả năng gây sát thương cực mạnh của mình hoặc thiên bảo vệ ad chủ lực. Tiêu biểu trong số đó là việc Renekton thường xuyên xuất hiện ở khu vực đường giữa, những xạ thủ chí mạng truyền thống ở khu vực đường dưới cũng như các pháp sư kiểm soát giao tranh kém cơ động xuất hiện vô cùng dày đặc.

Khả năng gây sát thương đến từ mọi vị tướng trong đội hình khiến cho việc chủ động mở giao tranh gần như rất hiếm khi xảy ra, trừ khi có một pha tổ chức băng trụ, kiểm soát mục tiêu với số lượng thành viên áp đảo đồi phương hoặc đối phương di chuyển lỗi, bởi những vị tướng gây sát thương mạnh mẽ thường sẽ không quá “cứng” và đủ nhiều khống chế đề tạo tiền đề cho cả đội. 

Kết quả hình ảnh cho tướng đi rừng chống chịu

Thứ ba, đặc biệt dễ chơi và dễ phối hợp với các đội hình khác nhau

Không giống với những tướng “ăn thịt” khác, người chơi phải trau chuốt trong từng thao tác tay để có được một combo chuẩn xác và đẹp mắt nhất để tạo ra hiệu quả tối đa. Không giống với Elise, người chơi phải đảm bảo tính chuẩn xác trong từng cú E – Kén nhện của cô nàng bởi đây là kỹ năng “quan trọng”  nhất của Elise. Những vị tướng chống chịu chỉ cần chọn hướng kỹ năng được tung ra, nhiều hơn thì sẽ kết hợp một vài thao tác sử dụng chuột đã có thể mang tới những tác động to lớn.

Lớp tướng chống chịu thương sẽ bị mọi người cho rằng ít sát thương, tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai bởi lượng sát thương cơ bản trong bộ chiêu thức của họ là rất lớn và sẽ cực kỳ khó chịu cho các vị trí mỏng manh như xạ thủ và pháp sư. Lớp tướng này hoàn toàn có thể gây một lượng sát thương tương đối lớn trong các giao tranh mà ít ai ngờ.

Kết quả hình ảnh cho tướng đi rừng chống chịu

Với lối chơi mang thiên hướng kiểm soát trong các giải đấu lớn cùng với sự nổi lên của các tướng đi rừng cứng cáp, kết hợp cùng với tính hiệu quả sau khi xuất hiện trong trận đấu giữa TL và TSM, có lẽ Nunu và Willump sẽ là bộ đôi siêu hot sẽ được nhiều đội tuyển chú ý!