DOTA 2: Từ Pug trở thành Pro với Bloodseeker

Strygwyr – The Bloodseeker trong DOTA 2 được xem là một nỗi sợ hãi của đối thủ khi được sử dụng trong các trận đấu. Tuy nhiên, vị tướng này lại khá khó để chơi tốt và nếu bị thọt từ những giai đoạn đầu của trận đấu thì Bloodseeker thật sự không khác gì “cây ATM di động” cho đối thủ trong trận đấu vậy. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách để nâng cao kỹ năng của bạn với vị tướng này để đạt được mức rank cao.

     -1. Ưu/Nhược điểm của Bloodseeker

     a. Ưu điểm

+ Là tướng Agility nhưng lại có chỉ số tăng trưởng Strength mỗi cấp khá cao đến 2.4 điểm/level khiến cho Bloodseeker sở hữu lượng máu rất lớn từ giai đoạn đầu trận

+ Dễ dàng giao tranh ngay từ đầu trận đấu với lượng sát thương lớn (Damage tay, Damage từ spell)

+ Khả năng hồi phục và lượng sát thương cao đến từ Skill 1 – Bloodrage giúp cho Bloodseeker có thể Farm và trụ đường tốt, không cần phải về nhà quá nhiều.

+ Khả năng truy tìm những kẻ địch thấp máu và tăng mạnh tốc độ di chuyển và sát thương đến từ Skill 3 – Thirst giúp Bloodseeker có thể đánh rất khỏe và truy đuổi giải quyết những kẻ địch thấp máu sau giao tranh tốt.

+ Là một Ganker rất mạnh với Ultimate – Rupture giảm tỷ lệ thoát thân của mục tiêu và tạo cơ hội snowball.

     b. Nhược điểm

+ Tuy có khả năng tăng tốc độ di chuyển nhưng nếu không ngửi được mùi máu thì chạy không hơn gì con rùa, độ cơ động kém, dễ bị thả diều khi vào giao tranh.

+ Có thể carry nhưng các đợt giảm sức mạnh khiến Bloodseeker không còn mạnh như trước nữa.

+ Bộ skill khá “thân thiện với người dùng” nhưng lại khó để mạnh vào giao đoạn sau của trận đấu, dễ thành feeder khi kết thúc giao đoạn giữa trận đấu.

+ Tạo hình nhìn cứ đù đù thế nào.

                                                Những chỉ số cơ bản của Bloodseeker

     2. Cách chơi Bloodseeker

     a. Giai đoạn Early game

Khởi đầu ở safe lane, hưởng ít điểm kinh nghiệm, last hit/deny lính khi đợi bãi rừng nhỏ xuất hiện. Hãy lure creep, tiêu diệu đám quái nhỏ khi chúng hồi sinh. Trong thời gian chờ bãi rừng respawn bạn có thể đảo ra lane giảm áp lực cho carry hoặc chỉ đơn giản là xin ít chỉ số lính. Mọi rune đều là cần thiết cho Ganker nên hãy chú ý đến nó khi midlaner của bạn không ăn.

Tuyệt đối không được chết trước khi đạt đủ khả năng để đi gank. Bạn sẽ thật sự thành “ATM di động” nếu bạn feed 2-3 mạng từ sớm. Đây là giai đoạn nên nhẫn nhịn mà sống, tốt nhất là ở gần và hỗ trợ cho đồng đội

b. Giai đoạn Mid game

Bloodseeker nên đi gank cùng đồng đội vì dù có Ultimate – Rupture đi nữa nhưng Bloodseeker lại không có kĩ năng phá channeling nếu mục tiêu bị Rupture sử dụng teleport để trốn đi. Hơn nữa việc không có kỹ năng thoát thân cũng khiến Bloodseeker trở thành một feeder tiềm năng nên việc đi cùng đồng đội là vô cùng cần thiết.
Hơn nữa, khi dùng Rupture hãy kết hợp với Blood Rite  để ép đối phương di chuyển nếu không muốn bị câm lặng và nhận thêm damage. Nhưng nếu muốn cho đối phương hưởng “trọn combo” thì bạn cần đoán trước hướng đi của địch để thả vòng Blood Rite chính xác. Blood Rite có 3 giây chờ trước khi gây damage và nếu không có kỹ năng nào chồng lên thì cầm chắc 100%
     c. Giai đoạn Late game
Đây là giai đoạn cần tập trung đi chung với team khi các pha giao tranh tổng diễn ra liên tiếp. Đừng nên sử dụng Bloodrage vào bản thân hoặc carry team địch nếu không muốn tự tiễn mình lẫn đồng đội lên bảng đếm số, hãy dùng nó vào những vị tướng hỗ trợ không có khả năng gây sát thương và kết liễu tụi đó trước hoặc dùng nó cho những đồng đội có sát thương lớn và đánh xa để tối đa hóa sát thương. Blood Rite tầm này vẫn rất hiệu quả để kiểm soát hay giải tán đám đông cũng như gây câm lặng để lật kèo giao tranh. Rupture lúc này chỉ nên dùng để kết liễu những mục tiêu chạy trốn khi giao tranh đã ngã ngũ.
                                       Hình ảnh bộ kỹ năng khá đẹp mắt của Bloodseeker
     3. Kết
Trên đây là hướng dẫn chi tiết từng giai đoạn của trận đấu để giúp các bạn có được cái nhìn toàn cảnh về lối chơi của Bloodseeker trong một trận đấu. Chúc các bạn leo rank thành công với vị tướng carry này.