DOTA 2: Phân biệt 3 loại Carry thuộc 3 loại chỉ số then chốt

Như chúng ta đã biết, các chỉ số như Máu, Năng lượng, Giáp, Tốc độ đánh, Sát thương,… là những chỉ số của một vị tướng và nó phụ thuộc vào 3 chỉ số then chốt có ở mỗi tướng là Strength, Agility và Intelligence.

Hầu hết Carry đều có chỉ số then chốt là Agility nhưng cũng có một số Carry ở Strength và Intelligence. Bài viết này sẽ phân biệt cụ thể 3 loại Carry theo chỉ số then chốt này.

Strength (Sức mạnh)

Strength Carry thường là tướng đỡ đòn, cận chiến như Dragon Knight hay Lifestealer. Họ có khởi đầu thuận lợi hơn so với Agility Carry vì chỉ số sát thương chính của họ cũng góp phần tăng lượng máu tối đa.

Theo tiến trình của trận đấu, họ phải đảm bảo phát triển đồng thời cả tốc độ đánh cũng như chỉ số sức mạnh của mình để có thể gây sát thương tốt. Những trang bị Agility như Butterfly có thể tăng tốc độ đánh cho họ nhưng nó lại không tăng sát thương như với những Agility Carry. Vì thế những trang bị như vậy thường vừa đắt vừa yếu với Strength Carry.

Trang bị tăng tốc độ đánh thẳng như Armlet of Mordiggian hay Assault Cuirass thường được ưa chuộng hơn. Heaven’s Halberd cũng đáng cân nhắc vì nó có thể tạo ra cách biệt về sức mạnh giữa tướng Strength và tướng Agility về sau.

Agility (Linh hoạt)

Hầu hết tướng Agility là Carry hoặc có thể được chơi như vậy. Họ có một khởi đầu khó khăn vì tốc độ đánh và giáp cộng thêm cần thời gian và cấp độ để tăng lên. Trong thời gian đó, họ cũng khá thiếu thốn về máu và năng lượng.

Tuy nhiên, tướng Agility thường gây nhiều sát thương nhất về cuối trận đấu. Và không ngạc nhiên khi những tướng như Morphling, Anti-Mage hay Lone Druide đều thuộc Agility.

Tướng thuộc chỉ số này cần farm và lên cấp càng nhanh càng tốt. Và cũng cần nhiều sự chăm sóc hơn các Carry loại khác.

Agility Carry tập trung lên những trang bị tăng chỉ số này như Butterfly hay Manta Style và những trang bị tăng sát thương như Crystalys hay Daedalus. Những trang bị này % kích hoạt trên mỗi đòn đánh. Càng đánh nhiều thì càng dễ kích hoạt. Giống như những đồ cho hiệu ứng đòn đánh như Desolator sẽ cộng dồn nhanh hơn.

Battle Fury cũng khá phổ biến để tăng tốc độ dọn lính nhưng chỉ dùng được cho tướng cận chiến.

Tướng Agility cũng cần phải cân nhắc những trang bị bù đắp cho những điểm yếu của họ về máu và năng lượng.

Intelligence Carries

Nếu tuân theo nguyên tắc phải đánh thường mới là Carry thì những vị tướng Carry ở điểm then chốt này khá hiếm. Chỉ có thể tính Silencer, Nature’s Prophet và Outworld Destroyer mà thôi. Tuy nhiên, khá nhiều người cho rằng những vị tướng như Storm Spirit, Tinker và Necrolyte cũng cần được xem là Intelligence Carry. Vì chúng khá mạnh theo thời gian trận đấu hay cần farm, Những vị tướng khác cũng có thể xem là semi-carry.

Intelligence Carry thường có những kỹ năng khác ngoài những đòn đánh thường và chỉ số Agility và máu cộng thêm mỗi cấp độ cũng khá đáng cân nhắc. Họ thường lên những trang bị tăng chỉ số chính đồng thời cũng cho thêm những chỉ số và hiệu ứng khác.

Scythe of Vyse khá phổ biến với lượng Intelligence lớn cùng một vài chỉ số phụ và khả năng hex (biến một tướng bất kỳ thành con pet vô hại)

Orchid Malevolence cũng là một lựa chọn được ưa thích. Cũng như Rod of Atos với 2 chỉ số cộng thêm là máu và intelligence trong khi giá thành khá rẻ.

Intelligence Carry thường đánh rất đau nhưng thiếu sự ổn định và tốc độ đánh thấp. Họ cũng phụ thuộc vào trang bị và kỹ năng nếu không muốn nằm xuống dễ dàng.

Tóm lại, Intelligence Carry gây sát thương khá lớn ở đầu và giữa trận. Nhưng họ cần phải đảm bảo được lợi thế farm lính nếu vẫn còn muốn mạnh mẽ vào cuối trận.