DOTA 2: Nghệ thuật chiến trận (P1) – Xây dựng chiến thuật

Dù ai nói ngược nói xuôi gì thì DOTA 2 không thể bàn cãi là một trò chơi chiến thuật. Điều này cũng được khẳng định trên trang Steam của trò chơi.

Thứ mà tôi muốn nói ở đây không phải là chọn Phantom Assassin rồi lao vô tội vạ đến đối thủ. Hay việc khóa ngay Invoker trong TẤT CẢ MỌI TRẬN. Và chắc chắn nó cũng không phải việc chọn Legion Commander đi rừng mỗi khi vị trí đường giữa hay carry đã có chủ vì bạn muốn tối đa hóa lượng farm hay bất kỳ lý do gì khác.

Hầu hết mọi người chỉ tập trung vào phát triển kỹ năng cá nhân khi muốn tăng điểm MMR của mình.

Trong khi nó quan trọng thật nhưng nó không thể đưa bạn đi xa đến vậy đâu. Kỹ năng cá nhân cho phép bạn phát triển trong một khu vực nhất định mà thôi. Kể cả là canh chuẩn Light Strike Arrays hay combo kỹ năng Invoker. Nhưng, việc hiểu những quy tắc ngầm và chiến thuật của DOTA 2 sẽ đẩy bạn đi xa hơn nhảy ra khỏi “cái giếng” của mình và tiến vào vùng đất của những Pro thật sự.

Đó là lý do mà cái hướng dẫn này xuất hiện, để chỉ cho bạn cái được gọi là “chiến thuật” trong một trò chơi chiến thuật. Bạn có thể biết cách thực hiện một nhiệm vụ nào đó nhưng trù khi bạn biết lý do đằng sau nó, bạn không bao giờ có thể ứng dụng nó vào những tình huống khác.

Kết quả hình ảnh cho art of war dota 2

Đây là bài viết đầu tiên trong chuỗi bài viết NGHỆ THUẬT CHIẾN TRANH. Qua chuỗi bài viết này, tôi hy vọng có thể nói đến tất cả những mặt trong chiến thuật của DOTA 2:

Tempo/Timing

Vị trí/Vai trò

Tầm nhìn/Kiểm soát bản đồ

Có thể những khái niệm này khá quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng bỏ thời gian ra tìm hiểu về nó. Hơn nữa, thông thạo những kỹ năng này không thật sự hấp dẫn người chơi như cái cách mà thực hiện thành công một combo khó hay dùng kỹ năng cá nhân và solo kill đối phương mang lại.

Kết quả hình ảnh cho art of war dota 2

Tuy nhiên, những lợi ích mà nó mang lại tuy âm thầm nhưng lại rất to lớn đến mức nó có thể chỉ đường đến chiến thắng ngay cả khi mà trận đấu chưa bắt đầu.

Thật lòng mà nói thì tôi cũng không thật sự hiểu hết tất cả các chiến thuật của DOTA 2. Có một số tôi chỉ biết mơ hồ mà thôi. Tôi vô tình vận hành nó mà không hề biết lý do vì sao. Hy vọng là bằng việc diễn đạt ra thế này, chúng ta có thể cùng nhau tăng thêm lượng kiến thức của mình về trò chơi.

Có thể bạn cũng đã nhận ra, những điều này nghe có vẻ hay đấy nhưng tôi không thật sự có thể tin rằng 4 người đồng đội bất kỳ khác của tôi có thể phối hợp với nhau hay thậm chí là chơi theo chiến thuật dù chỉ một chút đâu. Nhưng điều đó cũng không sao, tất cả những vấn đề trong bài viết này được viết cho các cá nhân. Tuy nhiên, nó có thể được áp dụng ra cho toàn bộ đồng đội nếu đội bạn bằng một cách thần kỳ nào đó có thể phối hợp với nhau. Bất kể bạn mới chân ướt chân ráo vào đấu trường, một người leo MMR đơn hay đội trưởng của một đội nào đó, bài viết này là dành cho bạn.