DOTA 2: Giới thiệu về Carry và tầm quan trọng của vị trí này trong đội hình

Chơi các loại tướng Carry có thể cực kỳ sướng tay. Nếu làm đúng, bạn có thể hủy diệt tất cả đối phương trong mọi giao tranh và cảm thấy rằng một mình bạn đang chiến thắng cả thế giới vậy.

Carry cũng là một vị trí khó khó để chơi. Bạn phải farm rất nhiều, đau đầu với việc chọn trang bị để mua và phải đưa ra những quyết định đúng đắn vào những thời khắc quan trọng trong giao tranh.

Vậy Carry là gì?

Từ “Carry” được rút ra từ cái cách mà đồng đội bạn phải “kéo” bạn vượt qua đầu trận, khi bạn mỏng manh dễ vỡ. Và về sau thì bạn sẽ “kéo” lại họ đến chiến thắng.

Carry là vị trí đối nghịch hoàn toàn với Hỗ trợ.  Họ thường phụ thộc nhiều vào sát thương từ những đòn đánh thường và cần rất nhiều chỉ số lính cùng trang bị để có thể tối đa hóa nó. Đa phần Carry đều yếu vào đầu trận nhưng càng ngày càng mạnh mẽ hơn theo tiến trình của trận đấu.

Tại sao Carry lại quan trọng thế?

Về cuối trận, khi lượng máu và khả năng chống chịu của các vị tướng đã khá nhiều thì lượng sát thương đến từ các kỹ năng của Nukers không còn là đủ nữa. Lúc này, đội cần một nguồn sát thương mạnh mẽ và bền bỉ hơn. Đây là thời khắc của Carry và dưới đây là lý do vì sao Carry lại mạnh mẽ đến vậy vào cuối trận:

+ Họ thường được nhường farm để có thể mua các trang bị mạnh hơn và farm nhanh hơn nữa với lượng đồ đó.

+ Họ thường có những skill bị động cần nhiều cấp độ và trang bị để có thể đạt hiệu quả cao hơn.

+ Họ có chỉ số tăng trưởng theo cấp độ cao, đặc biệt là chỉ số then chốt của họ.

+ Hầu hết Carry đều là tướng Agility. Vì vậy, lượng máu và năng lượng đầu trận khá ít ỏi. Tuy nhiên, họ lại có được lượng lớn tốc độ đánh và giáp sau này.

Cơ chế hoạt động của các kỹ năng trong DOTA chỉ ra rằng phần lớn chúng chỉ gây một lượng sát thương nhất định. Ví dụ như kỹ năng Power Shot. Khi tăng cấp độ của nó từ 1 đến 4, sát thương của nó cũng tăng dần. Tuy nhiên, bạn không thể nâng cấp nó vượt qua cấp 4 và rồi lượng sát thương của nó dừng ở cấp 4 đó. Có rất ít trang bị trong game có thể tăng thêm lượng sát thương cho các kỹ năng như thế.

Tuy nhiên, lượng máu của một vị tướng thì ngày càng tăng và lượng sát thương mà kỹ năng gây ra sẽ ngày càng giảm.Vì vậy, một kỹ năng có thể lấy đi 50% máu của đối thủ sau 5 phút có thể sẽ chỉ còn 10% sau 30 phút. Đây là lý do vì sao hầu hết người chơi đều cố nâng tối đa kỹ năng sát thương của họ nhanh nhất có thể.

Kỹ năng bị động thì lại khác, nó có thể tăng sức mạnh liên tục theo thời gian. Sở hữu 25% sát thương cộng thềm vào đòn đánh thường lúc đầu trận có thể chỉ là 5-10 sát thương. Nhưng về sau thì sao? Nó có thể trở thành 100 hoặc hơn. Và còn kết hợp thêm tốc độ tấn công nhanh hơn, hiệu ứng đòn đánh nữa.

Những đòn đánh thường sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn theo thời gian trừ khi trận đấu kết thúc sớm thôi.

Hy vọng bài viết này sẽ cho bạn biết cơ bản về khái niệm Carry cũng như lý do tại sao nó lại quan trọng đến vậy trong bất cứ trò chơi nào. Những bài viết tiếp theo sẽ tập trung vào các loại Carry và cách để chơi tốt ở vị trí này. Hãy cùng chờ xem nhé.