DOTA 2: Bách khoa toàn thư các hiệu ứng (P5)

Tiếp tục với chuyên mục giới thiệu những hiệu ứng khống chế trong DOTA 2, hãy cùng tìm hiểu những hiệu ứng sau đây nhé.

Break

Đây là hiệu ứng hiếm nhất trong tất cả nhưng là một công cụ mạnh mẽ để chống lại mọt số vị tướng cụ thể

Đơn giản là, Break vô hiệu hóa những kỹ năng bị động. Tuy nhiên, những hiệu ứng của bị động đó vẫn tiếp tục. Ví dụ, các đơn vị bị ảnh hưởng bởi Corrorsive Skin vẫn sẽ chịu những sát thương nhỏ theo thời gian nhưng các tướng tấn công Viper sau khi bị Break thì sẽ không phải chịu hiệu ứng đó.

Break không ảnh hưởng đến bị động của trang bị. Bạn sẽ không mất +10 tất cả chỉ số từ Ultimate Orb hay tăng tốc độ di chuyển bị động của Drum of Endurance đâu.

Break là một hiệu ứng mạnh mẽ khi đối đầu với những vị tướng phụ thuộc vào kỹ năng bị động như Huskar, Phantom Assassin và Bristleback. Vì dạng Break duy nhất đến từ Silver Edge, hãy nói sơ qua về nó.

Silver Edge là đòn tấn công sau khi đánh thường cũng làm giảm sát thương của mục tiêu. Thường thì điều này có nghĩa là bạn muốn giao tranh khi mục tiêu vẫn đang bị dính hiệu ứng và sát thương thì bị giảm và rút lui khi hiệu ứng kết thúc. Những vị tướng với kỹ năng phòng thủ bị động mạnh như Bristleback và Enchantress sẽ lấy lại sức mạnh ban đầu của họ sau khi hiệu ứng kết thúc và lại trở nên khó chết như thường.

Kết quả hình ảnh cho silver edge dota 2

Dạng Ethereal

Dạng Ethereal hay “dạng ma” là một con dao hai lưỡi. Nó cho phép bạn không bị tấn công bởi các đòn vật lý nhưng lại bị giải giới và giảm lượng kháng phép nên họ sẽ phải chịu nhiều sát thương phép hơn.

Những mục tiêu đang ở dạng Ethereal không thể bị tấn công. Những đòn đánh xa bay đến mục tiêu trở thành dạng Ethereal sẽ bị vô hiệu hóa kể cả hiệu ứng trên đòn đánh hay đòn đánh được cường hóa. Đơn giản mà nói thì, dạng ethereal làm kẻ địch vô địch với tấn công vật lý nhưng yếu trước những đòn tấn công phép.

Sử dụng dạng Ethereal chủ động

Những vị tướng có sát thương phép cao như Morphling và Pugna có thể sử dụng tốt hiệu ứng này vì lượng sát thương phép bùng nổ được cường hóa và mục tiêu thì không thể phản đòn. Tóm lại, dùng dạng Ethereal để tấn công khi bạn muốn lấy đi khoảng 80% máu của mục tiêu trong một combo vì sau khi hết kỹ năng thì bạn không thể tấn công mục tiêu.

Nếu bạn phải đối đầu với đối thủ sử dụng hiệu ứng này và sốc sát thương bạn thì những trang bị như Hood of Defiance và Glimmer Cape sẽ khắc chế tốt lượng sát thương bùng nổ đó.

Kết quả hình ảnh cho ethereal dota 2

Dùng dạng Ethereal để phòng thủ

Ghost Scepter, một trang bị ưa thích của các Hỗ trợ về cuối trận, là một trang bị tốt cho những vị tướng không phụ thuộc vào đòn đánh tay để sống sót về cuối trận. Khi mà carry gây hơn 300 sát thường 1 đòn,  dạng Ethereal phòng thủ khá hiệu quả để cứu những vị tướng mỏng manh dễ vỡ khỏi nằm xuống.

Dạng Ethereal cũng không bị hủy bởi Town Portal Scroll, nghĩa là Ethereal + TP Scroll là một combo thoát thân hiệu quả khi chơi với những tướng phụ thuộc vào đòn đánh thường.